Ở
Hải Dương, nhiều hộ dân phất lên nhanh chóng nhờ nuôi rươi, mỗi năm thu hoạch ước
đạt từ 500 triệu đến tiền tỷ mỗi hộ.
Rươi là đặc sản
quý và hiếm, không phải Là vùng đất nào cũng có và nơi nào cũng nuôi được. Rươi chỉ sinh sống rải rác ở một số địa phương thuộc các tỉnh đồng
bằng châu thổ ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, những nơi có diện tích đất ngập úng, có
nước sông lên xuống đều đặn tràn vào đồng.
Rươi cho thu hoạch
thương phẩm chỉ rải rác ở một số hệ sinh thái nước lợ hay đồng trũng ở một vài
tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ở Hải Dương thì thuộc các huyện Tứ Kỳ,
Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, chỉ còn một số vùng hẹp ven sông là còn rươi sinh sống. Trong đó, có xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) là một
vùng quê nổi tiếng về nuôi rươi an toàn, chất
lượng và cách đánh bắt rươi độc đáo.
Tại Tứ Kỳ -Hải Dương nơi đây
người dân đã sử dụng mô hình bán hoang dã để nuôi rươi bằng
cách khoanh vùng và bảo vệ môi trường tự nhiên để rươi tự phát triển rồi thu
hoạch. Đây là mô hình nuôi bán hoang dã mang lại sản lượng rươi chất
lượng và an toàn cung cấp cho toàn thị trường miền Bắc.
Xã
An Thanh là một xã nằm ven sông Thái Bình, tập trung chủ yếu ở hai thôn là An
Định và An Lao có trên 100 ha đất bãi ven sông có môi trường thích hợp
cho rươi sinh
trưởng và phát triển. Trong đó, riêng ở thôn An Lao đã có khoảng 170 mẫu ruộng
cho thu hoạch rươi. Từ lâu người dân trong thôn đã biết bắt đầu thu
hoạch rươi từ
những năm 80 của thế kỷ trước Khi nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc
nuôi rươi, người dân nơi đây chuyển sang chỉ cấy lúa một vụ trong năm, không sử
dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học; đồng thời cấy các giống lúa truyền
thống và chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia súc
để bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho loài rươi sinh
trưởng tự nhiên.
Nhờ
mô hình nuôi
rươi bán hoang dã đã giúp cho số lượng rươi ở
đây sinh trưởng rất thuận lợi. Người dân thu hoạch rươi bằng cách chủ động điều
tiết nước. Rươi là sản vật có giá trị kinh tế rất cao, với thị trường tiêu thụ
rươi ngày càng mở rộng. Đặc biệt, được ưa chuộng hơn cả là rươi tươi được đánh
bắt ở vùng đất An Thanh (Tứ Kỳ). Mỗi năm, người dân xã An Thanh thu hoạch tổng
cộng khoảng 7-8 tấn đặc sản rươi, trung bình khoảng 300.000-
400.000 đồng/kg. Do giá trị kinh tế của việc thu hoạch rươi cao hơn rất nhiều
so với cấy lúa nên xã An Thanh đã chủ trương mở rộng diện tích khai thác rươi
trong thời gian tới.
Là món ăn bổ
dưỡng nên dù giá cao, rươi vẫn được khách hàng ưa chuộng, nhất là đối với những
người sành ăn. Ở trấn này, rươi bắt được bao nhiêu đều được thương lái thu mua
đi Quảng Ninh, Hải Phòng bán hết. Giá rươi luôn ở mức cao, dao động từ 350.000
- 550.000 đồng một kg. Những năm mất mùa, rươi khan hiếm, giá vọt lên 800.000
đồng. Nhà nuôi ít thì lãi trên 150 triệu đồng, nhà nào nuôi nhiều mức lãi lên
đến 500 triệu đồng mỗi năm.
Anh Vũ Văn Thu ở khu dân cư Tử Lạc, Minh Tân,
Kinh Môn có tiếng nuôi rươi ngon nhất vùng dự đoán: “Mất ngày nay theo dõi kỹ
con nước, thấy có hiện tượng chuyển màu đục, lại trở trời nên nhất định sẽ có
rất nhiều rươi”.
Năm 1992, anh
Thu và một số hộ dân khu Tử Lạc ra bãi thoi này đào ao thả cá, cấy lúa, trồng
màu. Nhận thấy những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng đất đai và con nước, 7 năm
trở lại đây, anh Thu và người dân vùng bãi đã khai thác và phát triển nghề nuôi
rươi cho hiệu quả kinh tế cao.
Không phải là gia đình có diện tích rộng nhất
nhưng anh Thu lại là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc nuôi rươi ở
vùng này. Với 4.600m2 đất bãi, anh đầu tư kinh phí xây mương dẫn nước, lắp cửa
cống và cải tạo đất, sử dụng mùn hữu cơ bón lót dưới đầm để khai thác rươi. Sản
lượng rươi của gia đình thu hoạch bình quân mỗi năm đạt 3,5 – 4 tạ rươi, hiệu
quả kinh tế gần 200 triệu đồng.
Những hộ nuôi
rươi trên diện tích rộng hơn, lúc được mùa, lãi ước tính không dưới 500 triệu
đồng mỗi năm. Các hộ nuôi rươi ở đây khẳng định, không nuôi con gì nhàn bằng
rươi, trong khi lợi nhuận kinh tế rất lớn. Rươi có quanh năm, nhưng thường chín
rộ từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Mỗi tháng cho thu hoạch 2 - 3 lần, mỗi lần
liên tục trong 2 - 3 ngày. Hết mùa rươi, người dân lại cấy lúa, thả cá, nuôi
cáy, tăng thêm thu nhập.
Ông Trần Khắc Quyền, Chủ tịch UBND thị trấn
Minh Tân cho biết, khu bãi thoi có 11 hộ nuôi rươi với diện tích 10,2ha. Nhà ít
thì vài sào, nhiều lên đến gần 3ha. Sản lượng rươi mỗi năm đạt gần 6 tấn, giá
trị kinh tế trên 2,5 tỷ đồng. Để phát triển nghề nuôi rươi, địa phương đã phối
hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật cho người dân. Đến nay, khu bãi
thoi đã được huyện đầu tư kinh phí hơn 2 tỷ đồng làm đường giao thông nội vùng.
Sắp tới huyện sẽ đầu tư xây dựng một số hạng mục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản
xuất.
0 comments:
Post a Comment