Hoa cúc họa mi giúp nông dân Hà thành có tiền triệu mỗi ngày

Những ngày đầu đông này, tại làng Nhật Tân – Hà Nội, cúc họa mi đã nở rộ. Vì vậy, người dân nơi đây không nhưng được mùa hoa, được giá bán mà còn có nguồn thu nhập từ việc giữ xe và chụp ảnh

Mô hinh nuôi rươi lãi nửa tỷ mỗi mùa

Ở Hải Dương, nhiều hộ dân phất lên nhanh chóng nhờ nuôi rươi, mỗi năm thu hoạch ước đạt từ 500 triệu đến tiền tỷ mỗi hộ.

Mô hình làm giàu từ 1000m2 dưa lưới ở An Phú, An Giang

Ông Nguyễn Minh Bửu là một trong những người đầu tiên trồng thành công dưa lưới vỏ xanh ở huyện An Phú, An Giang. Ông nhận thấy vài năm trở lại đây, giống dưa có giá bán ổn định và mang lại thu nhập không nhỏ cho chủ vườn. Ông mạnh dạn đâu tư 1000m2 đất trồng dưa lưới cho sản lượng 8 tấn mỗi năm, lợi nhuận 150 triệu/năm. Dưa lưới chín có trọng lượng trung bình 1,5-3kg mỗi quả. Giá bán ổn định khoảng 35.000 đồng mỗi...

Nuôi vị đẻ trứng thu tiền ty tại Hà Nam

Mô hình nuôi vịt đẻ của gia đình ông Dương Trung Hậu, xã Văn Xá huyện Kim Bảng được nhiều người quan tâm tới tham quan học tập. Đây là mô hinh trang trại khoa học, hiệu quả kinh tế cao, hàng năm mang về thu nhập tiền tỷ cho gia đình.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, November 28, 2017

Mô hình trồng rau hữu cơ ở Sóc Sơn, Hà Nội

Nhằm đáp ứng nhu câu rau sạch của thủ đô, trên địa bàn thành phố xuất hiệu ngày càng nhiều mô hình trồng rau hữu cơ sạch,  hôm nay chúng tôi giới thiệu mô hình trồng rau sạch của hợp tác xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Bà con xã viên tích cực tham gia sản xuất, cho thu nhập ổn định
Tại xã Thanh Xuân, sau 9 năm thực hiện mô hình sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ, toàn xã đã có 9 hecta rau sạch cung cấp ra thị trường Hà Nội từ 700-800 tấn rau mỗi năm
Đây là hiệu quả từ đề án “Trồng rau hữu cơ giúp xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường” do Đan Mạch hỗ trợ. Mô hình này mang lại nguồn sinh kế ổn định, bền vững cho nông dân. Trước đây, toàn xã mới thành lập nhóm sản xuất rau hữu cơ an toàn, với sự tham gia của 11 thành viên trên diện tích 8.000m2, đến nay danh sách nhóm đã tăng lên 25 thành viên. Diện tích canh tác rau cũng được mở rộng, mỗi tháng đưa ra thị trường Hà Nội từ 40 - 60 tấn, với hơn 40 chủng loại rau, củ các loại.
Mô hình đảm bảo SX rau sạch và an toàn cho người sử dụng. Rau được trồng theo các bước: Chọn vùng sản xuất, tạo vùng đệm cách ly, làm phân ủ nóng, chuẩn bị đất, trồng và chăm sóc, quản lý dịch hại, thu hoạch và sơ chế, truy xuất nguồn gốc...
Bà con chăm sóc rau và tuân thủ nghiêm quy trình trồng rau sạch hữu cơ
Theo bà Hoàng Thị Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân, mô hình sản xuất rau hữu cơ đã tạo vùng chuyên canh, cải thiện môi trường đất, nước, đặc biệt là môi trường làm việc của chính người nông dân. Từ năm 2008 - 2015 có trên 500 đoàn đã đến xã tham quan, tìm hiểu mô hình này.
Nói về hiệu quả của mô hình, bà Hậu nhấn mạnh: “Đây là mô hình rau hữu cơ đầu tiên ở Hà Nội. Nhờ đó thu nhập của người nông dân tăng lên, nhiều hộ thoát nghèo. Trừ chi phí mỗi gia đình thu lãi 5 - 6 triệu đồng/tháng. Hiện nhu cầu về rau sạch của người tiêu dùng rất lớn, song chúng tôi chỉ đáp ứng 1/4 đơn hàng”.
Bà Nguyễn Thị Minh Dung tham gia mô hình chia sẻ: 
“Nếu tính về thu nhập thì trồng rau hữu cơ gấp từ 8 - 12 lần so với trồng lúa. Kinh tế gia đình tôi ổn định là nhờ rau hữu cơ. Ở nông thôn trồng rau thu lãi 4 - 5 triệu đồng/tháng là khá tốt...”.
Hiện rau hữu cơ Thanh Xuân đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể và ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường. Năm 2008 chỉ có 1 công ty ký kết thu mua, đến nay đã có 30 công ty và 2 HTX tìm đến mua hàng, 100 cửa hàng bán sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng. Sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân đã được xuất sang Pháp, Đức với sản phẩm rau gia vị và bí xanh.

Bà Hậu chia sẻ thêm, trong quá trình sản xuất rau hữu cơ, nông dân không sử dụng bất kỳ loại chế phẩm hóa học nào. Để phòng trừ sâu bệnh gây hại, bà con dùng tỏi, gừng giã nhuyễn trộn với rượu phun lên rau hoặc dùng phương pháp dẫn dụ thủ công. Người trồng chỉ bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước đó 3 tháng. Sau khi bón phân, đúng thời gian cho phép, mới được thu hoạch. Toàn bộ nước tưới đều được xét nghiệm bảo đảm đủ tiêu chuẩn, không bị nhiễm hóa chất độc hại và kim loại nặng.

Monday, November 27, 2017

4 nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản đắt như 'tôm tươi'



Thanh long vào Nhật có giá 200.000 đồng một kg, xoài 100.000 đồng một trái, tía tô 700 đồng mỗi lá nếu qua được quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.  
Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 5/2017, Việt Nam thu về hơn 43 triệu USD từ xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản.
Một số mặt hàng nông sản Việt đang được bán với mức giá rất cao như thanh long, xoài, vải thiều...

Thanh long 200.000 đồng một kg

Thanh long vỏ đỏ ruột trắng là trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu vào Nhật, sau 4 năm đàm phán. Trong đó có 3 năm triển khai dự án nghiên cứu xử lý thanh long bằng hơi nước nóng và hơn một năm chờ Nhật gỡ bỏ lệnh cấm. Gần đây, bên cạnh thanh long ruột trắng, loại ruột đỏ của Việt Nam cũng được xuất khẩu vào thị trường này.
Hiện giá bán lẻ mặt hàng này tại Nhật vào khoảng 180.000-200.000 đồng mỗi kg. Trong khi ở thị trường trong nước, có thời điểm giá thanh long giảm xuống chỉ còn 2.000 đồng mỗi kg.

Xoài 100.000 đồng một trái

Lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật là cuối năm 2015. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.
nhung nong san viet dat nhu vang khi xuat sang nhat
Xoài Cát Chu được bày bán tại Nhật. Ảnh: Bộ Công Thương
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng, tương tự trái thanh long. Hiện một số nhà máy hơi nước nóng tại Việt Nam đã được phía Nhật Bản kiểm tra cấp mã số. Mặt hàng này có giá bán lẻ tại các siêu thị Nhật khoảng 8-10 USD mỗi kg (khoảng 200.000-230.000 đồng). Với giá như vậy, một quả nhỏ có giá khoảng hơn 70.000 đồng và quả lớn khoảng 100.000 đồng, chưa tính thuế.

Vải thiều hơn 400.000 đồng 12 trái

Một số doanh nghiệp tại Việt đã đàm phán và xuất khẩu thành công lô vải thiều sang Nhật Bản từ năm 2014 và tiếp tục duy trì đến nay.
nhung nong san viet dat nhu vang khi xuat sang nhat
12 quả vải thiều tại Nhật được bán giá 400.000 đồng. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Có thời điểm, vải thiều Lục Ngạn được bán trong siêu thị tại Nhật Bản với giá khoảng 1.980 yên (12 quả), tương đương khoảng 400.000 đồng. Nếu cộng thêm thuế thì 12 quả vải này có giá khoảng 430.000 đồng.

Lá tía tô mùi tây 700 đồng một lá

Loại tía tô màu xanh giống của Nhật được trồng tại Việt Nam khi xuất khẩu và bán cho các nhà hàng Nhật có giá lên tới 500-700 đồng mỗi lá. Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng này cho biết, để đủ điều kiện xuất khẩu, công ty đã khảo sát địa điểm, nguồn nước, chất đất, xây nhà kính và áp dụng quy trình gieo trồng, sản xuất nghiêm ngặt theo kỹ thuật, công nghệ và chuyên gia Nhật Bản. Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, các lá tía tô còn phải được thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp, không được rách, nát. Với những lá để quá lứa phải hái bỏ.
Hiện nay, mỗi ngày công ty này xuất khẩu sang Nhật vài chục nghìn lá, đồng thời phải đặt riêng một chỗ với hãng hàng không để đảm bảo ngày nào cũng có sản phẩm xuất sang Nhật Bản.

Trang trại làm giàu của 'phù thủy nuôi rắn' tại Hải Phòng

Cơ ngơi này mỗi năm cung cấp cho thị trường 500 - 1.000 con rắn thịt (trung bình 1kg/con), 2.000 - 3.000 con rắn giống. Để có thành quả ấy, chủ nhân phải trả không ít “học phí”.


Không ít người sửng sốt với sở thích và tài… nuôi rắn của anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Lương Câu (xã Tân Viên, huyện An Lão, Hải Phòng). Biết bắt rắn từ bé, nhưng để trở thành “phù thủy nuôi rắn”, anh phải trải qua nhiều năm gian khổ, nếm đủ thất bại cay đắng mới đến được thành công.  

Hằng ngày chăm… 1.000 con rắn

Lấy hết can đảm, chúng tôi đi theo anh Thắng vào khu trang trại rộng gần 2 mẫu của anh trên cánh đồng thôn Lương Câu. Những dãy hàng lang tối tăm, lành lạnh và sâu hun hút chạy qua những ô chuồng kín mít xây bằng gạch có những ô cửa lưới đóng chặt. Khách thăm ai nấy đều thấy rờn rợn khi biết trong những khoảng tối kia là hang ổ của hàng nghìn con rắn lớn nhỏ đang sinh sống, trong đó có nhưng con hổ mang dài đến… 2,5m.
Chủ nhân vội trấn an: “Không sao đâu, chuồng trại chặt chẽ lắm, hơn nữa, rắn… sợ người nên thấy có hơi người là chúng lủi sâu trong hang. Khi có người đem thức ăn vào chuồng cũng vậy, chúng trốn mất cho đến khi người ra hẳn, đóng cửa cài then, chuồng yên tĩnh trở lại, chúng mới bò ra ăn”.
Khu nuôi rắn được chủ nhân chia thành 3 dãy chuồng. Dãy ngoài cùng là khu vực ấp nở và nuôi rắn con. Tiếp theo là dãy nuôi rắn hổ mang thịt, gồm 20 ô lớn, mỗi ô là nhà ở của 50 chú hổ mang. Cạnh đó, một dãy có 250 ô nhỏ bằng bê tông, cứ 6 ô một xếp chồng lên nhau, trông như… dãy tủ gửi đồ. Trong mỗi ô này có một con rắn ráo trâu trong độ tuổi sinh sản.
Cơ ngơi này mỗi năm cung cấp cho thị trường 500 - 1.000 con rắn thịt (trung bình 1kg/con), 2.000 - 3.000 con rắn giống. Để có thành quả ấy, chủ nhân phải trả không ít “học phí”.
Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi cùng trẻ con trong xóm hay đi bắt những loại rắn không độc, đem bán kiếm ít tiền mua sách vở. Tốt nghiệp trường trung cấp xây dựng, tôi đi làm nhiều nơi thấy không hiệu quả lắm và vẫn luôn ấp ủ ý định về quê lập nghiệp với nghề nuôi rắn. Sau ít năm bươn chải bên ngoài, tôi về quê làm trang trại. Mua và thuê thêm được 2 mẫu ruộng, tôi bắt đầu nuôi rắn từ năm 2007”.
Chứng rắn được bán với giá 50K-60K/quả

Sau đó là 5 năm thất bại liên tiếp với ít nhất 1,5 tỷ đồng vốn liếng tiêu tan. Mới đầu, anh Thắng mua gom rắn của những người bắt được rắn trong tự nhiên, nuôi 2 - 4 tháng, gặp lúc được giá thì bán. Nếu được thì lãi gấp đôi, nhưng rủi ro cao vì rắn dễ bị chết. Những con rắn đang sống trong tự nhiên, bị người bắt tác động bằng nhiều cách, rồi bị nhốt trong môi trường chật hẹp, chúng thường không chịu ăn và chết dần. Không chỉ nuôi rắn, anh nuôi cả ba ba, ếch cũng hỏng do không có kinh nghiệm.  

Quyết chí ắt thành công

Anh lại đi làm nghề xây dựng để trả nợ và dành dụm tiền vốn. Chăm chỉ làm lụng, anh vẫn cố gắng dành thời gian để học hỏi nghề nuôi rắn. Không chỉ tìm hiểu trên mạng internet, báo, đài… anh còn cất công đi tham quan các mô hình nuôi rắn trong Nam, ngoài Bắc “xem người ta làm như thế nào”.
Khi đã có chút lưng vốn cùng kinh nghiệm học được, năm 2015, anh Thắng quyết định nuôi rắn quy mô lớn, tập trung vào rắn hổ mang và ráo trâu. Mới đầu, anh nhập giống từ Ninh Bình, rồi tự mày mò nghiên cứu, thử nghiệm cho rắn đẻ thành công. Đến nay, không những anh chủ động được giống rắn cho trang trại mà còn cung cấp trứng và rắn con cho thị trường.
Chủ trang trại cho biết, chọn rắn bố mẹ đẹp, khỏe mạnh, đạt 1,5kg/con trở lên để cho chúng giao phối. Hổ mang chỉ “giao hoan” có mùa, vào tháng 3 -4, tháng 5 thì đẻ. Ráo trâu đẻ quanh năm. Anh thả 20 - 30 con theo tỷ lệ 1 đực 2 cái vào một chuồng cho đến khi thấy bụng những con cái to ra thì bắt từng con cái ra “ở riêng” một ô, chờ đẻ. Chỉ mang thai hơn 20 ngày là chúng đẻ, mỗi lứa 15 - 20 quả trứng, mỗi năm một con cái đẻ một lứa.
Do chăm sóc con giống từ lúc còn trong trứng, thuần hóa rắn từ bé nên anh Thắng nuôi rắn rất thành công, tỷ lệ sống gần 100%. Anh chăm sóc trang trại hằng ngày và không cần thuê thêm người làm vì nuôi rắn rất nhàn. 5 - 6 ngày chúng mới ăn một bữa, thức ăn là cóc, ếch nhái hoặc gà công nghiệp xay nhỏ. Rắn ít bị bệnh tật, chỉ đôi khi mắc tiêu chảy hoặc bệnh phổi. Mỗi bữa, chủ nuôi trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn cho chúng là có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe đàn vật nuôi.
Rắn 1,5 tuổi có thể xuất bán, mỗi con nặng trung bình 1kg. Hiện nhu cầu thịt rắn trong nước cao nhưng thường nhỏ lẻ, không có đầu mối thu mua số lượng lớn nên anh Thắng chọn bán buôn cho bạn hàng Trung Quốc. Vào cuối năm hoặc sau Tết Nguyên đán, anh đánh xe rắn lên tận cửa khẩu. So với nhiều năm trước, năm nay giá rắn cao, tới 700 nghìn đồng/kg.
Bên cạnh rắn là sản phẩm chủ lực, trang trại của anh Thắng còn cung cấp chạch giống. Chạch là loài khó sản xuất giống nhưng anh “thợ xây làm trái ngành” này có tài bắt chạch đẻ không kém tài nuôi rắn.
“Sau nhiều tìm tòi, thử nghiệm, tôi cho chạch đẻ nhân tạo thành công, cứ 100kg cá bố mẹ cho 1 triệu con chạch bột. Mỗi năm, tôi sản xuất được 5 - 7 triệu con cá chạch giống. Hiện, khách hàng cần nhiều mà tôi không có đủ bán”, anh Thắng cho hay.
Hằng năm, tài nuôi rắn và chạch mang lại cho anh Thắng ít nhất 300 triệu đồng lợi nhuận. Nói về con đường khởi nghiệp gian nan cuối cùng đã cho trái ngọt, anh đúc kết: “Muốn thành công, trước hết phải có đam mê, thứ nữa là nguồn vốn. Bên cạnh đó, không ngừng học hỏi, tự đúc rút kinh nghiệm, không ai có thể dạy mình hết đâu!”.

Nuôi vịt đẻ thu tiền tỷ tại Hà Nam

Mô hình nuôi vịt đẻ của gia đình ông Dương Trung Hậu, xã Văn Xá huyện Kim Bảng được nhiều người quan tâm tới tham quan học tập. Đây là mô hinh trang trại khoa học, hiệu quả kinh tế cao, hàng năm mang về thu nhập tiền tỷ cho gia đình.
Năm 2012, khi địa phương có chủ trương tích tụ ruộng đất, thấy có cơ hội làm giàu, tôi bàn với vợ, đấu thầu 12 mẫu đất trũng làm trang trại nuôi vịt. Xung quanh trang trại, tôi trồng cây ăn quả, vừa tạo không gian thoáng mát, vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Mô hình nuôi vịt đẻ trứng của công Hậu
Trang trại rộng 12 mẫu, ông Hậu dành 9 mẫu để nuôi cá truyền thống, diện tích còn lại ông quy hoạch xây dựng lán trại nuôi hơn 20.000 vịt đẻ/năm và 5.000 vịt hậu bị. Mỗi ngày ông thu về từ 15.000 - 16.000 quả trứng. 8 lò ấp trứng lộn của ông Hậu không chỉ giải quyết lượng trứng của gia đình mà còn bao tiêu trứng cho khoảng 20 hộ chăn nuôi trong vùng
Ngày đầu lập lán trại nuôi vịt, gia đình tôi gặp không ít khó khăn. Vốn ít, lại chưa có kinh nghiệm, không nắm vững kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh… nên vịt chết nhiều. Thất bại nhưng không nản trí, tôi dành thời gian nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật nuôi, phòng dịch bệnh cho vịt. Nhờ áp dụng thành công kỹ thuật đã học, đàn vịt của gia đình dần phát triển tốt, ít bệnh, tỷ lệ đẻ trứng cao.

Sau mấy đợt nuôi thành công, có vốn, gia đình tôi tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại. Theo ông Hậu, nuôi vịt đẻ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ đúng các yếu tố kỹ thuật, nhất là khâu chọn giống, chăm sóc. Đặc biệt phải chú ý khâu vệ sinh phòng dịch, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Khi vịt con được 20 ngày tuổi cần tiêm vắc - xin phòng dịch đầy đủ. Vịt nuôi lấy trứng đòi hỏi phải đẻ sai, trứng to do vậy nên chọn vịt siêu trứng...
Ông Hậu khoe: Mỗi năm trừ mọi chí phí, gia đình tôi thu khoảng trên một tỷ đồng từ bán trứng vịt, cá, hoa quả...

Không chỉ làm giàu cho mình, ông Hậu luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt cho các hộ dân ở địa phương. Đến nay, thôn Điền Xá, xã Văn Xá (Kim Bảng) không chỉ có gia đình ông Hậu nuôi vịt đẻ mà còn có rất nhiều hộ cũng đầu tư, mở trang trại để nuôi vịt đẻ nhằm nâng cao thu nhập, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Hoa cúc họa mi giúp nông dân Hà thành có tiền triệu mỗi ngày

Những ngày đầu đông này, tại làng Nhật Tân – Hà Nội, cúc họa mi đã nở rộ. Vì vậy, người dân nơi đây không nhưng được mùa hoa, được giá bán mà còn có nguồn thu nhập từ việc giữ xe và chụp ảnh.
Đầu đông, các bạn trẻ thủ đô dỉ tai nhau đổ xô đên các vườn hoa ngắm cảnh và chụp ảnh kỷ niệm, nhờ đó người nông dân trồng hoa có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ dịch vụ giữ xe và chụp ảnh tại vườn.


Trong khi đó trên các ngả đường Hà Nội, cúc họa mi theo người nông dân tràn ngập sắc trăng tinh khôi, giá bán mỗi bó giao động từ 35.000 – 50.000 đồng
Dịp này, từ sáng sớm đến chiều tối, nhiều bạn trẻ đổ xô kéo đến các vườn hoa Nhật Tân (quận Tây Hồ) hay làng hoa Tây Tựu (quận Nam Từ Liêm) ghi lại những khoảnh khắc đẹp cùng cúc họa mi. 
Nhờ khách đến đông, các dịch vụ "ăn theo" cúc họa mi như được mở ra thêm cho du khách, như chụp ảnh, cho thuê áo dài… Điều này giúp người dân trồng hoa kiếm thêm thu nhập.
Ở làng hoa Nhật Tân nổi tiếng trồng đào, nhưng ba năm nay cúc họa mi được mùa, được giá nên gia đình ông Khương Văn Lợi (54 tuổi) trồng xen thêm 4 luống hoa. 
Ông Lợi cho hay năm nay mưa lụt nhiều nên giá có nhỉnh hơn năm ngoái. 
Hai năm nay, gia đình ông còn mở thêm dịch vụ cho du khách đến chụp ảnh với giá 20.000 đồng mỗi lần vào vườn, giá coi xe cho khách đến tham quan là 10.000 đồng/xe.
"Mỗi ngày cắt bán 100 mớ hoa, giá trung bình từ 35.000 - 50.000 đồng/mớ. Nhà tôi không phải kinh doanh lớn đâu mà kinh doanh thời vụ thôi, người ta có nhu cầu đến xin chụp ảnh thì tôi kiêm luôn trông xe cho họ. Mỗi ngày cũng thu được 4 - 5 triệu đồng nhờ cúc họa mi", ông Lợi chia sẻ.
Cạnh đó là gia đình anh Tiến (28 tuổi). Ngoài cắt bán hoa tại vườn, nhà anh còn mở cửa đón khách vào tham quan, chụp ảnh tại vườn, thu nhập trung bình từ 3 triệu đồng/ngày. 
Anh Tiến cho biết vào mùa thì từ sáng đến tối ngày nào cũng tấp nập khách. "Đông nhất là vào buổi chiều, hầu hết là các bạn trẻ đến đây chụp ảnh với cúc họa mi", anh Tiến nói.

Một vài người trồng hoa ở đây cho biết họ rất phấn khởi vì nhờ cúc họa mi mà cứ đầu vụ đông là có thêm thu nhập, trung bình từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi vụ.

Saturday, November 25, 2017

Mô hình nuôi rươi lãi tiền tỷ mỗi mùa

Ở Hải Dương, nhiều hộ dân phất lên nhanh chóng nhờ nuôi rươi, mỗi năm thu hoạch ước đạt từ 500 triệu đến tiền tỷ mỗi hộ.



Rươi là đặc sản quý và hiếm, không phải Là vùng đất nào cũng có và nơi nào cũng nuôi được. Rươi chỉ sinh sống rải rác ở một số địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, những nơi có diện tích đất ngập úng, có nước sông lên xuống đều đặn tràn vào đồng.­­­­­­
Rươi cho thu hoạch thương phẩm chỉ rải rác ở một số hệ sinh thái nước lợ hay đồng trũng ở một vài tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ở Hải Dương thì thuộc các huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, chỉ còn một số vùng hẹp ven sông là còn rươi sinh sống. Trong đó, có xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) là một vùng quê nổi tiếng về nuôi rươi an toàn, chất lượng và cách đánh bắt rươi độc đáo.
Tại Tứ Kỳ -Hải Dương nơi đây người dân đã sử dụng mô hình bán hoang dã để nuôi rươi bằng cách khoanh vùng và bảo vệ môi trường tự nhiên để rươi tự phát triển rồi thu hoạch. Đây là mô hình nuôi bán hoang dã mang lại sản lượng rươi chất lượng và an toàn cung cấp cho toàn thị trường miền Bắc.
Xã An Thanh là một xã nằm ven sông Thái Bình, tập trung chủ yếu ở hai thôn là An Định và An Lao có trên 100 ha đất bãi ven sông có môi trường thích hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển. Trong đó, riêng ở thôn An Lao đã có khoảng 170 mẫu ruộng cho thu hoạch rươi. Từ lâu người dân trong thôn đã biết bắt đầu thu hoạch rươi từ những năm 80 của thế kỷ trước Khi nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc nuôi rươi, người dân nơi đây chuyển sang chỉ cấy lúa một vụ trong năm, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học; đồng thời cấy các giống lúa truyền thống và chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia súc để bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho loài rươi sinh trưởng tự nhiên.
Nhờ mô hình nuôi rươi bán hoang dã đã giúp cho số lượng rươi ở đây sinh trưởng rất thuận lợi. Người dân thu hoạch rươi bằng cách chủ động điều tiết nước. Rươi là sản vật có giá trị kinh tế rất cao, với thị trường tiêu thụ rươi ngày càng mở rộng. Đặc biệt, được ưa chuộng hơn cả là rươi tươi được đánh bắt ở vùng đất An Thanh (Tứ Kỳ). Mỗi năm, người dân xã An Thanh thu hoạch tổng cộng khoảng 7-8 tấn đặc sản rươi, trung bình khoảng 300.000- 400.000 đồng/kg. Do giá trị kinh tế của việc thu hoạch rươi cao hơn rất nhiều so với cấy lúa nên xã An Thanh đã chủ trương mở rộng diện tích khai thác rươi trong thời gian tới.
Là món ăn bổ dưỡng nên dù giá cao, rươi vẫn được khách hàng ưa chuộng, nhất là đối với những người sành ăn. Ở trấn này, rươi bắt được bao nhiêu đều được thương lái thu mua đi Quảng Ninh, Hải Phòng bán hết. Giá rươi luôn ở mức cao, dao động từ 350.000 - 550.000 đồng một kg. Những năm mất mùa, rươi khan hiếm, giá vọt lên 800.000 đồng. Nhà nuôi ít thì lãi trên 150 triệu đồng, nhà nào nuôi nhiều mức lãi lên đến 500 triệu đồng mỗi năm.
Anh Vũ Văn Thu ở khu dân cư Tử Lạc, Minh Tân, Kinh Môn có tiếng nuôi rươi ngon nhất vùng dự đoán: “Mất ngày nay theo dõi kỹ con nước, thấy có hiện tượng chuyển màu đục, lại trở trời nên nhất định sẽ có rất nhiều rươi”.
Năm 1992, anh Thu và một số hộ dân khu Tử Lạc ra bãi thoi này đào ao thả cá, cấy lúa, trồng màu. Nhận thấy những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng đất đai và con nước, 7 năm trở lại đây, anh Thu và người dân vùng bãi đã khai thác và phát triển nghề nuôi rươi cho hiệu quả kinh tế cao.
Không phải là gia đình có diện tích rộng nhất nhưng anh Thu lại là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc nuôi rươi ở vùng này. Với 4.600m2 đất bãi, anh đầu tư kinh phí xây mương dẫn nước, lắp cửa cống và cải tạo đất, sử dụng mùn hữu cơ bón lót dưới đầm để khai thác rươi. Sản lượng rươi của gia đình thu hoạch bình quân mỗi năm đạt 3,5 – 4 tạ rươi, hiệu quả kinh tế gần 200 triệu đồng.
Những hộ nuôi rươi trên diện tích rộng hơn, lúc được mùa, lãi ước tính không dưới 500 triệu đồng mỗi năm. Các hộ nuôi rươi ở đây khẳng định, không nuôi con gì nhàn bằng rươi, trong khi lợi nhuận kinh tế rất lớn. Rươi có quanh năm, nhưng thường chín rộ từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Mỗi tháng cho thu hoạch 2 - 3 lần, mỗi lần liên tục trong 2 - 3 ngày. Hết mùa rươi, người dân lại cấy lúa, thả cá, nuôi cáy, tăng thêm thu nhập.

Ông Trần Khắc Quyền, Chủ tịch UBND thị trấn Minh Tân cho biết, khu bãi thoi có 11 hộ nuôi rươi với diện tích 10,2ha. Nhà ít thì vài sào, nhiều lên đến gần 3ha. Sản lượng rươi mỗi năm đạt gần 6 tấn, giá trị kinh tế trên 2,5 tỷ đồng. Để phát triển nghề nuôi rươi, địa phương đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật cho người dân. Đến nay, khu bãi thoi đã được huyện đầu tư kinh phí hơn 2 tỷ đồng làm đường giao thông nội vùng. Sắp tới huyện sẽ đầu tư xây dựng một số hạng mục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất.

Thursday, November 23, 2017

Chăn nuôi thỏ sạch thu 3 tỷ một năm

Qua nhiều năm thất bại, lão nông Ngô Văn Tháp, xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội đã tim ra mô hình nuôi thỏ Dùng thảo dược tự nhiên để cho thỏ ăn, tạo sức đề kháng cho thỏ ngay từ khi mới sinh tạo ra những chú thỏ sạch không hoóc môn sinh trưởng, không chất kháng sinh và đem lại lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.
Theo kinh nghiệm của ông Tháp, Thỏ con tách mẹ sẽ được cho bú định kỳ 1 ngày 1 lần vào thời điểm nhất định. Trên mỗi chú thỏ con thường đánh số ký tự, số liệu từng con đều được ghi trên giấy bao gồm các thông tin: ngày sinh, ngày giao phối. Mục đích của việc ghi phiếu thông tin đầy đủ của các con thỏ con ở mỗi chuồng là để tránh sau này khi chọn lựa con giống xảy ra tình trạng cận huyết. Hơn nữa, ghi phiếu ở mỗi chuồng để người nuôi nắm được đến ngày nào thỏ sẽ sinh sản. Nếu để thỏ cận huyết giao phối, thỏ con sinh ra sẽ bị yếu, hoặc bị đẻ non, còi cọc, chậm lớn… Kiểm soát được thông tin từng con sẽ giúp thỏ con sinh ra khỏe mạnh, giúp người nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc thỏ
Thỏ được kiểm soát từ lúc sinh ra cho đến khi xuất bán nên có sức đề kháng bệnh rất tốt. Nhờ dùng lá cây thảo dược nên ông Tháp không phải dùng nhiều kháng sinh trong chăn nuôi thỏ.
“Thảo dược không có chất độc hại lại rất an toàn khi dùng để chữa bệnh cho thỏ. Mặc dù vậy, có những loại bệnh buộc phải sử dụng kháng sinh như bệnh tụ huyết trùng. Với những con này phải cách ly ngay lập tức và chữa đến khi nào khỏi hẳn bệnh, sau ít nhất 1 tháng mới được xuất bán”, ông Tháp chia sẻ.
Trước đây, ngô, thóc, khoai là thức ăn của thỏ. Nhưng từ khi nuôi thỏ với số lượng nhiều đồng thời muốn tăng chất lượng cho thỏ đạt yêu cầu, ông Tháp lựa chọn thức ăn nhanh (thức ăn công nghiệp) được phối trộn theo tỷ lệ 1: 3 (tức 3 phần ngô, lúa và 1 phần đậu tương).
Ngoài việc kiểm soát thức ăn, cần vệ sinh chuồng trại cho thỏ thường xuyên, tạo môi trường nuôi sạch sẽ, thoáng mát. Tuy nhiên, theo ông Tháp nuôi thỏ sạch không có nghĩa là phải nuôi với quy mô lớn. Điều kiện để nuôi thỏ sạch tốt chính là đảm bảo và chăm sóc con giống tốt ngay từ ban đầu, sức đề kháng của thỏ tốt, ít bệnh, tỷ lệ thành công cao.

Ông cũng nhấn mạnh việc cho tho ăn những thảo dược để chữa bệnh làm giảm tỷ lệ kháng sinh trong thỏ, tăng sức đề kháng là cơ sở để tạo ra những con thỏ xuất chuồng sạch. Nên ông có thể xuất thỏ thương phẩm cho Nhật để làm thuốc và đáp ứng thỏ thịt cho thị trường khó tính.

Wednesday, November 22, 2017

Mô hình trồng rau sạch thủy canh hiệu quả tại Hà Tĩnh

Bà Bích Khương vốn ấp ủ xây dựng trang trại trồng rau sạch từ lâu nên ngay sau khi nghỉ hưu, bà mạnh dạn vào tận TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) để học hỏi kinh nghiệm trồng rau thủy canh. Dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng hàng ngày bà Nguyễn Thị Bích Khương ở phường Bắc Hà, TP.Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn cặm cụi thử nghiệm trồng rau sạch thủy canh.
Trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau sạch khá mới mẻ, không phải làm đất, không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại mà năng suất đạt cao hơn sản xuất truyền thống từ 25 - 50%. Ngoài ra, các dung dịch dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế nên rất an toàn, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.



Mô hình bắt đầu triển khai vào năm 2016 tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà. Bà Khương cho biết, sau khi gom số tiền tích góp được sau hàng chục năm công tác cộng với sự giúp đỡ của con cháu, bà lên ý tưởng, liên hệ với Cty Rau sạch Bùi Gia Phát (TP Hà Tĩnh) để lắp đặt, thiết kế, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Việc đầu tư hệ thống nhà kính, ống dẫn nước, giàn đỡ, giá thể, máy bơm… khá tốn kém. Thậm chí hạt giống và một số thiết bị phải nhập từ nước ngoài nên thành công bước đầu của mô hình là niềm động viên rất lớn để bà tiếp tục mở rộng quy mô.
Hiện tại với diện tích 350m2 , vườn rau ước tính có 20 giàn với hơn 3.000 cây và 300 loại củ, quả. Các loại rau chủ yếu được trồng là cải ngũ sắc, cải bó xôi, xà lách Mỹ.
Bà Khương chia sẻ, trước khi đem ra gieo trồng rau phải được ươm trong giá thể chứa xơ dừa xay nhuyễn cho nảy mầm. Đối với các loại củ quả gieo trong chậu, bà chỉ gieo từ 1 - 3 hạt giống để khi sinh trưởng cây có đủ diện tích và dinh dưỡng phát triển. Khoảng cách bố trí các chậu cây từ 3 - 5cm. Quá trình chăm sóc tất cả đều tự động hóa, chất dinh dưỡng được pha trong nước, cứ 15 phút bơm tưới một lần và khử trùng bằng vôi bột hoặc nước ngâm gừng tỏi. Sau khi gieo giống 45 ngày, các loại rau bắt đầu cho thu hoạch, chậu cây nào cũng non xanh mơn mởn và không bị sâu bệnh.

“Trồng rau thủy canh không tốn nhiều sức chăm sóc. Khâu khó nhất là ươm cây con. Sau đó, cây con đưa lên giàn sẽ mất vài ngày kiểm tra dung dịch và điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp”, bà Khương nhấn mạnh, đồng thời cho biết, mặc dù mô hình này mới phát triển nhưng đã có nhiều người đến tham quan học tập. Bà hy vọng sẽ ngày càng có nhiều gia đình đầu tư SX rau sạch ứng dụng công nghệ thủy canh hơn nữa để phục vụ nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng.
Hiện toàn bộ rau thủy canh “Made in bà Khương” đã được Trường Mầm non tư thục Nguyễn Du ký hợp đồng bao tiêu. Bà cũng đang làm thủ tục kiểm định an toàn và truy xuất nguồn gốc với sự hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiến tối đa từ các cơ quan chức năng tỉnh, huyện, xã.

Ứng dụng công nghệ thủy canh để SX rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn được Trung tâm Phát triển rau đậu Châu Á do TS Hideo Imai và David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh không phải điều chỉnh độ pH do tạo ra chất đệm giữ ổn định độ axit, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục.
Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố.

Mô hình trồng rau thuỷ canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cây rau hoàn toàn sạch và an toàn. Các loại rau ăn lá như xà lách, cải canh, rau húng, rau muống đều thích hợp với môi trường thuỷ canh.

Mô hình làm giàu từ 1000m2 dưa lưới ở An Phú, An Giang

Ông Nguyễn Minh Bửu là một trong những người đầu tiên trồng thành công dưa lưới vỏ xanh ở huyện An Phú, An Giang. Ông nhận thấy vài năm trở lại đây, giống dưa có giá bán ổn định và mang lại thu nhập không nhỏ cho chủ vườn. Ông mạnh dạn đâu tư 1000m2 đất trồng dưa lưới cho sản lượng 8 tấn mỗi năm, lợi nhuận 150 triệu/năm.

Dưa lưới chín có trọng lượng trung bình 1,5-3kg mỗi quả. Giá bán ổn định khoảng 35.000 đồng mỗi kg. Nếu vận chuyển đúng cách, có thể bảo quản được 7-10 ngày, phù hợp cho các thị trường xa ở Hà Nội, TP HCM.
Loại quả có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc nhóm dưa lê thơm. Cây trưởng thành leo cao khoảng 1,5m. Khi chín, quả màu xanh, vỏ có nhiều gân sáng đan vào nhau như lưới, ruột vàng đặc, ít hạt, vị ngọt, mùi thơm.
Ông Bửu cho biết, trồng dưa lưới trong nhà màng không chỉ rút bớt nhân công lao động, tránh được rủi ro thời tiết, mà còn giúp tiết kiệm nước tưới và hạn chế sâu bệnh. Vì vậy, ông chọn mô hình canh tác trong nhà màng trên giá thể xơ dừa.Năm 2013, ông Bửu tham gia lớp tập huấn "Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất rau màu" tại khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM do chuyên gia Hà Lan hướng dẫn. Sau thời gian tìm hiểu thêm, ông Bửu mạnh dạn trồng thử giống dưa lưới vỏ xanh. Dưa bước đầu cho năng suất tốt, thị trường tiêu thụ rộng, nên lão nông nhân rộng trên diện tích 1.000m2.
Toàn bộ nhà màng được lắp đặt hệ thống tưới công nghệ Isarel nhằm tăng hiệu suất. Nước từ bồn chứa được hòa với phân bón vi lượng, NPK theo tỷ lệ phù hợp theo dây dẫn nhỏ giọt vào mỗi gốc cây.

Cây được 10 ngày tuổi thì công nhân bắt đầu quấn dây theo ngọn để cây leo lên dễ dàng, thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch. Để phòng trừ cỏ dại, các lối đi trong nhà màng đều lót phủ bạt. Mỗi luống dưa lưới bố trí đan xen các bẫy dính ngăn côn trùng như bọ trĩ, nhện đỏ… Cây dưa lưới hay mắc bệnh phấn trắng, sương mai, có thể phun phòng bằng thuốc sinh học.
Dưa lưới từ khi trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 85 ngày. Công việc chăm sóc dưa lưới tốn nhiều công chăm sóc như quấn ngọn, bẻ ngọn, tỉa nhánh để cây đủ dưỡng chất nuôi quả. Song mỗi năm, vườn dưa lưới cho năng suất cao, 2,5 tấn mỗi vụ, 3 vụ mỗi năm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm mang lại thu nhập 150 triệu đồng.Thời điểm cây bắt đầu ra hoa, công nhân thực hiện thụ phấn bằng tay để tỷ lệ đậu trái cao. Quá trình thụ phấn diễn ra liên tục trong 4-5 ngày, khoảng thời gian thụ phấn tốt nhất vào 6-10h mỗi sáng.

Làm giàu từ nông nghiệp - Làm giàu từ trồng hoa hồng ở Long Hưng, Văn Giang

Nhận thấy tiềm năng của mô hình trồng hoa hồng, anh Đào Văn Lâm (Thôn Lại Ốc, xã Long Hưng, huyện Văn Giang) đã quyết định chuyển sang cây hoa hồng và ông đã thành công với mô hình trồng hoa hồng tại địa phương với thu nhập 500 triệu đồng /năm. 
Chủ động học hỏi kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng đồng thời anh cũng tích cực tham tìm đọc sách báo, tài liệu kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng, đến nay sau gần 3 năm mạnh dạn chuyển đổi, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Lâm đã được khẳng định rõ rệt. Trên diện tích 1 mẫu rộng anh trồng 1000 cây hồng chủ yếu là hồng Sa đéc, hồng Vân Côi, hồng phớt, hồng nhung... Hoa hồng là giống cây trồng cho thu hoạch quanh năm, sau thời gian xuống giống khoảng trên 3 tháng là có hoa để thu hoạch. Chi phí trồng cây hoa hồng từ lúc ươm đến khi xuất bán là 150.000 đồng/cây. Với giá bán hiện nay tại vườn hồng nhà anh trung bình những cây hồng loại nhỏ là 300.000 đồng/ cây, đối với cây hồng từ 1 -2 năm là 2 - 3 triệu đồng,đối với cây hồng 3-4 năm tuổi có giá 4-5 triệu đồng, cây hồng 5-6 năm tuổi có giá 6-7 triệu đồng, những cây hồng có tuổi đời cao giá đến 15 triệu đồng/cây. Đặc biệt vào dịp Tết, nhu cầu thị trường cây cảnh tăng cao, gia đình anh khách ra vào vườn mua bán cây tấp nập. Mỗi năm gia đình anh thu 500 triệu đồng từ trồng cây hồng cổ. Doanh thu lớn từ việc trồng hoa hồng cũng như tác dụng của hoa hồng trong các ngành y học, dược phẩm, mỹ phẩm, nhu cầu làm đẹp, trang trí nội ngoại thất trong các khuôn viên biệt thự đã thu hút được đông đảo hội viên nông dân trong thôn, ngoài xã học tập và làm theo. Bên cạnh đó, anh thường xuyên giải quyết việc làm cho 2 lao động với mức lương 160.000 đ/ người/ ngày; giúp 10 gia đình hội viên phát triển kinh tế gia đình từ nguồn giống cây hoa hồng.

Theo anh Lâm, nghề trồng hoa hồng không đòi hỏi quá cao về yêu cầu kỹ thuật, song điều quan trọng nhất là người trồng hoa phải nắm bắt được diễn biến của thời tiết để chăm sóc hoa cho thích hợp; thường xuyên tỉa cành, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho hoa. Đặc biệt cần chủ động che chắn cho hoa tránh để hoa không bị táp bông, thâm cánh và đặc biệt chú trọng tới 2 loại bệnh chủ yếu là bọ đỏ và bọ trĩ. Đồng thời, chú ý sử sụng phân chuồng, phân xanh và bùn ao phơi khô đập nhỏ để cải tạo đất trước khi xuống giống. Từ hiệu quả thu được từ mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh, nhiều hộ gia đình trong xã đã học theo và mạnh dạn chuyển đổi sang trồng hoa hồng trên những diện tích trồng hoa màu kém hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Hợp, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Giang chia sẻ: Mô hình trồng hoa hồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân vì cây hoa hồng tỏ ra khá thích hợp với đất đai, khí hậu ở đây. Thời gian tới Hội sẽ chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng nói riêng và các loại cây con giống mới nói chung giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.

Tự làm phân hữu cơ – Cách làm nông nghiệp sạch tại nhà

Tự làm phân hữu cơ tại nhà để trồng rau là một cách đơn giản để bạn có thể biến rác thải sinh hoạt thành đất hữu cơ từ xác cây, rau, hoa quả thừa, bã cà phê, cỏ vụn, vỏ trứng giúp đất thêm màu mỡ, rau khỏe mạnh và không tốn quá nhiều chi phí cũng như công sức để làm.

Để làm được phân hữu cơ trước hết chúng ta cần các chất hữu cơ gồm cây, giấy và các chất thải hữu cơ có khả năng phân hủy như rau xanh,mùn cưa, vỏ trấu, bã cà phê, rau củ quả thừa. Tất cả chúng ta cho vào thùng nhựa.
Tiếp theo, để phân hữu cơ có thể phân hủy tốt chúng ta cần cân bằng độ ẩm. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40% đến 60%. Không được để phân hữu cơ quá ướt hay quá khô, khi đó phân sẽ khó phân hủy.
Trong quá trình ủ phân hữu cơ, chúng ta cần cung cấp đủ ôxy cho phân dễ phân hủy bằng cách trộn đều phần thường xuyên khoảng thời giang 1 ngày/1lần

Khi các yêu tô trên được đáp ứng đầy đủ, vi khuẩn sẽ phát triển và phân hủy hữu cơ thành phân bón
Trong khi làm phân hữu cơ cần lưu ý các chất hóa học có thể gây hại đến quá trình tạo phân và chất lượng phân như: Đồ nhựa, sản phẩm từ sữa, đồ gỗ đã qua xử lý hóa học, giấy mầu, chất béo và dầu thực vật,…Xương cá, thịt tốt để làm phân hữu cơ nhưng cũng là nguyên nhân chuột và các động vật có khả năng làm ô nhiễm phân hữu cơ xuất hiện nên chúng ta cũng đề phòng.
Trên đây là cách làm phân hữu cơ đơn giản ngay tại nhà mà ai cũng có thể tạo được, chúc các bạn thành công với cách làm nông nghiệp sạch nhé.

Tuesday, November 21, 2017

Làm giàu từ nông nghiệp đô thị

Từ năm 1995, thành phố Hồ Chính Minh bắt đầu có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ nông nghiệp có giá trị thấp sang nông nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn khí đó khai niệm nông nghiệp đô thì được nhắc đến nhiều hơn.
Nông nghiệp đô thị sẽ cung cấp các sản phẩm trực tiếp cho đô thị đó, đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững và cung cấp cho người dân các sản phẩm xanh, sạch và chất lượng. Đặc điểm của nông nghiệp đô thị là, diện tích đất nông nghiệp đô thị ngày càng thu hẹp tuy nhiên sản lượng nông nghiệp không nhưng không giảm mà còn tăng cao cả về chất và lượng. Lợi thế của nông nghiệp đô thị là gần thị trường tiêu thu, sản phẩm chất lương cao, đáp ứng nhu cầu phát sinh của đô thị phát triển. Các lĩnh vực trồng trọt trong nông nghiệp đô thị rất phát triển như: hoa lan, các loài hoa, cây kiểng, rau,..Các lĩnh vực chăn nuôi như; bò sữa, bò thịt, lợn, gia cầm,…Tất cả lĩnh vực nông nghiệp đô thị đều gắn với nông nghiệp công nghệ cao.

Nông nghiệp đô thị có thể tận dụng được sự phát triển khoa học công nghiệp tại đô thị để ứng dụng công nghệ vào cho nông nghiệp công nghệ phát triển.
Đến nay đã có 815 quyết định phê duyệt phương án, 2.026 lượt hộ vay với tổng số vốn đầu tư 1.186,5 tỷ đồng, tổng vốn vay 726 tỷ đồng. Hội Nông dân Quận 9 tổ chức tọa đàm “Nông dân với nông nghiệp đô thị” nhằm định hướng cho nông dân sản xuất các cây, con có giá trị kinh tế cao phù hợp với nền nông nghiệp đô thị trên địa bàn. Các cấp Hội tiếp tục duy trì, nâng chất Website để định hướng giới thiệu các sản phẩm mới của nông dân trên địa bàn.
Tới đấy, thành Hội sẽ tập trung phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, đẩy mạnh chương trình cây, con chủ lực, từng bước hình thành trung tâm giống của khu vực. Đồng thời, tăng cường quảng bá và xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu loại hình sản xuất phù hợp để nông nghiệp đô thị trở thành nông nghiệp công nghệ cao.